Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Hoa Hồng

Hoa hồng có nhiều bệnh hãi do nấm, vi khuẩn, côn trùng… tác hại xuất hiện quanh năm, từ mùa mưa sang cả mùa nắng. Cũng như các giống hoa kiểng khác, cây hồng khi đã bị sâu bệnh tấn công thì xuống sức rất nhanh và rất dễ chết.


trừ sâu bệnh cho cây hoa hồng


Muốn phòng ngừa sâu bệnh thì một là chọn trồng những giống có sức kháng bệnh cao, hai là phải cải tạo đất thật kỹ trước khi trồng để tiêu diệt hết mầm mống dịch hại. ba là xịt thuốc ngừa sâu rầy theo đúng định kỳ, như vậy mới hy vọng ngăn ngừa được nạn sâu bệnh phá hại.

1.      Sâu đục thân:

Sâu đục thân là giống sâu nhỏ nhưng có ngàm nhỏ, phá hại cây hồng bằng cách đục một lỗ nhỏ ở cành hay thân cây để từ lỗ chui vào đục khoét sâu vào lõi gỗ khiến  cành hay thân bị héo và chết khô. Những cành hay thân bị sâu đục thân tấn công, nếu phát giác kịp thì bơm xịt thuốc trừ sâu vào đễ giết chết, may ra cứu được cành bị hại. Nếu cành nào bị chết thì nên cắt bỏ và đem ra khỏi vùng trồng hồng đốt bỏ.



trừ sâu bệnh cho cây hoa hồng


2.      Sâu  xanh:

Sâu xanh sống bám vào đọt non và nụ hoa của cây hồng để gặm nhấm đồng thời đẻ trứng lên đó khiến đọt bị quăn queo, nụ hoa phát triển kém. Nên ngắt bỏ ngay những đọt non hay nụ hoa bị sâu xanh tấn công để chúng khỏi lây lan sang những cành còn lại và cả các cây chung quanh. Nếu chúng xuất hiện nhiều, thì chỉ còn cách dùng các loại thuốc trừ sâu như Supracide 40ND hay thuốc Karate 2.5EC để phun khắp khu vực trồng hồng nghi ngờ bị sâu này tấn công.



trừ sâu bệnh cho cây hoa hồng


3.      Rầy mềm:

Rầy mềm hay còn gọi là rầy mềm đen vì thân nó màu đen. Lúc đầu chúng chỉ xuất hiện trên mặt lá hoa hồng với một đốm nhỏ màu vàng sậm, nhưng sau đó lại ăn lan rộng ra khiến lá bị héo do bị hút hết nhựa. Dùng thuốc trừ rầy Kasuran để trị.



trừ sâu bệnh cho cây hoa hồng


4.      Rệp sáp:

Giống rệp này trên mình phủ chất sáp trắng chuyên hút nhựa cây hồng mà sống. Chúng thường đóng bám từng đoạn dài trên cuống lá, cuống hoa, hoặc thân cành để hút nhựa khiến cây bị kiệt sức dần.

Có điều lạ là rệp sáp lại sống cộng sinh với kiến. Lũ kiến tha rệp lên thân cây hồng để hút nhựa cây mà sống và rệp lại tiết ra một chất sữa có vị ngọt để nuôi lại kiến. Vì vậy phòng ngừa rệp sáp tốt nhất là tìm cách diệt kiến ở trong khu vực trồng hồng. Trừ kiến bằng thuốc Basudin rải ngay tổ kiến hoặc quanh gốc cây hồng là kiến sẽ không dám bén mảng đến.



trừ sâu bệnh cho cây hoa hồng


5.      Bệnh gỉ sét:

Bệnh này thường gặp, do loại nấm Phragmidium mucronatum gây ra cho tất cả mọi giống hồng. Khi cây hồng bị bệnh gỉ sắt trông chẳng khác nào cây sắp bị chết khô, vì các lá bị khô cháy ở viền lá, phần còn lại thì vàng úa, thân cũng bị mất sức nên lớn không nổi.
Với cây bị bệnh gỉ sắt nhẹ, nên cắt bỏ những lá hoặc đoạn cành để cứu những phần thân còn lại. Với cây bệnh nặng thì chỉ còn cách nhổ bỏ và đưa ra khỏi khu vực trồng hồng đốt đi. Hiện nay có nhiều loại thuốc phòng ngừa bệnh gỉ sắt này, như Alvil 5SC chẳng hạn.




trừ sâu bệnh cho cây hoa hồng

Thu Hoạch Và Bảo Quản Cây Hoa Hồng

Muốn cắt cành hồng để chưng hay để bán ta nên cắt vào sáng tinh sương hoặc sau 5 giờ chiều, đó là lúc khí trời mát mẻ, cành hoa đang căng tràn nhựa. Nhờ đó mà hoa sẽ lâu tàn. Nếu cắt hoa để bán vào buổi chợ sáng mai, thì nên cắt lúc chiều hôm. Cắt xong, xếp hoa lại thành từng bó nhỏ, đặt thẳng đứng vào thùng nước sạch để hoa được tươi lâu.

Cắt hoa để bán nên cắt khi hoa còn búp là vừa.


thu hoạch và bảo quản cây hoa hồng


Nghệ thuật cắt cành hồng là giữ vết cắt khỏi bị giập nát. Muốn vật ta phải sử dụng dao hay kéo thật bén và vết cắt nên vát xéo, tạo được bề mặt hút nước của cuống hoa rộng hơn, giúp hoa tươi lâu hơn.


thu hoạch và bảo quản cây hoa hồng

Cách Trồng Cây Hoa Hồng Vô Chậu

Nhiều người than phiền mua giỏ hồng về rồi sang qua chậu kiểng để trồng thì mười cây may ra chỉ sống được 2 3 cây, mà vẫn thắc mắc không hiểu tại sao?


cach trong cay hoa hong vo chau


Quý vị đã biết đất ươm cây hồng trong giỏ là đất xốp, nhẹ vì còn khoảng 1/3 đến phân nữa là chất thể, như tro trấu chẳng hạn. Chất giá thể này giúp cho rễ hồng bám chắc vào và phát triển nhanh. Khi sang cây hồng từ giỏ ươm qua chậu nếu nhấc không nhẹ tay mà bầu đất sẽ bung ra khiến cây mất sức mà chết dần. Vì vậy, tốt hơn hết là ta vẫn giữ nguyên cái giỏ tre như vậy, rồi khéo 1 tay xé bỏ lớp ny lông bọc ngoài bầu đất, xong đặt  giỏ vào chậu và phủ đất thêm vào. Sau một thời gian, giỏ tre sẽ mục nát biến thành phân nuôi cây.


cach trong cay hoa hong vo chau


Trồng theo cách này bộ rễ hồng không bị ảnh hưởng gì cả, chúng sống trong chậu cũng như sống trong giỏ mà thôi. Có điều cẩn thận hơn, ta nên dùng nhưng thanh tre nhỏ để chống đỡ những cành hồng, không để cho gió mặc tình đung đưa làm lay gốc.


cach trong cay hoa hong vo chau


Mặt khác, khi trồng hồng vô chậu, mặt đất trong chậu phải thấp hơn thành chậu 3 phân mới tốt. Như vậy, nước tưới khỏi tràn ra ngoài, kéo theo chất dinh dưỡng trôi ra ngoài luôn. Cách vun gốc cao quá thành chậu mà nhiều người tưởng làm như vậy sẽ cung cấp được nhiều thức ăn cho cây, điều đó không đúng.


cach trong cay hoa hong vo chau

Cắt Tỉa Cho Cây Hoa Hồng

Trồng hoa hồng không phải chỉ để thưởng thức hoa không thôi, mà còn ngắm vẻ đẹp của dáng cây nữa. Cây hồng gọi là đẹp khi thân và nhánh mập mạnh, tán lá xum xuê… Cây xấu là cây ốm yếu cao nhồng, lại có những cành khô, cành còi cọc yếu ớt. Vì vậy việc cắt tỉa để tạo dáng đẹp cho cây hồng là việc cần làm.



cắt tỉa cây hoa hồng


Tùy theo giống mà hoa tàn mau hay tàn lâu. Trung bình hoa hồng nở được 4 5 ngày thì tàn. Nếu cành tàn thì nên dùng dao bén hay kéo cắt bỏ. Nên cắt một đoạn dài từ hoa xuống đến 3 4 đốt lá. Khoảng mười ngày sau khi cắt cành, nhiều tược non sẽ nhú ra và hầu hết những tược này khi trưởng thành sẽ đơm hoa cả.



cắt tỉa cây hoa hồng


Thường mỗi cành đơm 1 đóa hoa, nhưng cũng có cành trổ đến 3 hoa. Tất nhiên, trong trường hợp này đóa hoa trên cũng lớn nhất và hai hoa phát ra từ nách lá kế dưới là hoa phụ, nhỏ hơn. Để cho hoa trên cùng được phát triển hết mức thì ta phải hy sinh ngắt bỏ 2 hoa nụ, chất bổ dưỡng của cây sẽ dồn vào nuôi hoa chính.



cắt tỉa cây hoa hồng




Khi cây hồng ra hoa được 5 7 đợt, tức cây đã già, ta nên cắt bỏ hết các cành, chỉ chừa đoạn gốc khoảng 1 tấc để cây phát ra những chồi non mới, mọc mạnh như một cây hồng mới vậy.


cắt tỉa cây hoa hồng

Diệt Cỏ Dại Cho Cây Hoa Hồng

Môi trường sống của cây hồng rất thích hợp với sự nẩy nở của cỏ dại.  Đất vừa ẩm vừa nhiều chất bổ dưỡng đã làm cho cỏ dại mọc nhanh.Nếu không tìm cách trừ thì cỏ sẽ tranh giành thức ăn với cây trồng, sự tốn kém không sao tránh được.


diet co dai cho cay hoa hong



Nếu trồng Hồng đại trà thì nên làm cỏ đúng định ký. Còn trồng trong giỏ, trong chậu thì nên nhổ hàng ngày hoặc hàng tuần. Nên lợi dụng lúc tưới nước cho hồng, tiện tay, nếu gặp cỏ dại ta nên thanh toán luôn. Nếu tập được thói quen này thì công việc diệt cỏ dại trở nên nhẹ nhàng, không đáng là chuyện khiến ta quan tâm nhiều nữa.


diet co dai cho cay hoa hong

Chăm Sóc Cây Hoa Hồng

Việc chăm sóc cho cây hoa hồng phải được cập nhập mỗi ngày, như vậy mới bảo đảm được sự sống mạnh cho cây. Việc chăm sóc không đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Ta có thể phối hợp một việc thành đôi ba việc. Chẳng hạn lợi dụng khi tưới nước thì tiện thay nhỏ cỏ dại hoặc bắt sâu…


chăm sóc cây hoa hồng

Chăm sóc cây hoa hồng bao gồm:


Nhân Giống Cho Cây Hoa Hồng

Đa số người trồng hoa hồng là muốn tự mình nhân giống để có cây con lai giống mà trồng. Việc làm này không khó lắm, miễn là có chút đam mê và chịu khó kiên tâm là được. Nhân giống hoa Hồng cũng có 2 cách: đó là nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính.



nhân giống cây hoa hồng


1.      Nhân giống hữu tính:

Nhân giống hữu tính là lấy hạt của cây hồng mẹ đem gieo xuống đất để có cây hồng con.

Như quý vị đã biết, hồng là loài hoa lưỡng tính., trên cũng có một hoa có sẵn nhị đực và nhị cái và chúng có thể thụ phấn với nhau. Thời gian hoa thụ phấn cho đến khi trái chín khoảng hơn hai tháng. Trong trái có nhiều hạt nhỏ, đem gieo xuống đất sẽ lên cây con, nhưng khả năng nảy mầm của hạt tỷ lệ không cao vì vỏ hạt khá dày.


nhân giống cây hoa hồng


Muốn có những cây hồng lai theo ý thích của mình,ta cũng thực hiện bằng cách nhân giống hữu tính. Trước hết, chọn một cây hồng (cha) và một cây hồng (mẹ) mang những đặc tính tốt, nhưng chắc chắn đây là hai giống khác nhau. Đợi cho hai cây hồng này cùng nở hoa một lần, rồi ta tự thực hiện bước như sau:



nhân giống cây hoa hồng


Với cây hồng (cha) khi hoa vừa chớm nở thì ta cắt hết các bao phấn của nhị đực đem chứa vào một cái lọ sạch và khô ráo. Các bao phấn này khi đến độ chín thì bung hết phấn hoa ra ngoài.  Những hạt phấn li ti này có chứa một ít nhựa dẻo nên dễ đeo bám…

Với cây hồng (mẹ) ta cũng chờ khi hoa vừa chớm nở thì khéo tay cắt bỏ hết nhị đực, chỉ lại bầu nhụy mà thôi. Sau đó, dùng bao ni lông trùm kín bầu nhụy để ngăn ngừa côn trùng mang nhị đực của hoa khác đến…



nhân giống cây hoa hồng


Chỉ khi nào nhụy hoa của hồng (mẹ) chín, tức là vòi nhụy cương to lên, bên trên cũng tiết chất nhựa đó là lúc ta cho hoa thụ phấn. Cách làm là tháo bỏ bao ny lông ra, rồi dùng cái que nhỏ vít phấn của nhi đực cho dính lên vòi nhụy của hồng (mẹ). Như vậy là việc thụ phấn nhân tạo cho hoa đã xong.

Qua vài hôm, nếu thấy bầu noãn có màu xanh và phát triển lớn hơn trước là coi như việc thụ phấn đã thành công.



nhân giống cây hoa hồng


Từ hai đến ba tháng sau thì trái chín, trong đó có chứa vài ba hạt nhỏ hoặc hơn. Hạt đem gieo xuống đất sẽ mọc lên cây hồng (con) mang những đặc tính tốt của cây cha cây mẹ.
Việc nhân giống hữu tính để tạo ra những cây hồng lai đòi hỏi ở sự khéo tay và tính đam mê của mình, chứ không đến nỗi khó lắm.



nhân giống cây hoa hồng


2.      Nhân giống vô tính:

So với cách nhân giống hữu tính thì phương pháp nhân giống vô tính của cây hồng tương đối dễ hơn. Theo phương pháp này thì ta tạo được cây hồng con bằng nhiều cách như: giâm cành, chiết cành và ghép cành. Cả 3 phương pháp này ông bà mình ngày xưa cũng đã từng áp dụng.



nhân giống cây hoa hồng


Giâm cành: giâm cành là cách dễ làm nhất. Ta chỉ việc chọn một cành mập mạp trên thân cây hồng mẹ, cắt rời ra khỏi thân cây mẹ rồi cắm xuống đất. Độ một vài tuần sau đó, chỗ cắt sẽ ra rễ và thành cây hồng con, ta có thể trồng tại chỗ hay bứng lên đem trồng vào chậu kiểng…

Có điều xin lưu ý là không phải bất cứ giống hồng nào cùng có thể cắt cành giâm xuống đất sống được cả. Mặt khác, nên giâm cành vào nơi thoáng mát, có độ ẩm không khí cao, phải che chắn kỹ nắng gió…



nhân giống cây hoa hồng


Chiết cành là tạo cây con từ một cành của cây mẹ, nhưng để cho cây mẹ nuôi dưỡng cho đến khi ra rễ đầy đủ mới cắt rời ra đem trồng chỗ khác. Cách nhân giống này tương đối khó hơn cách trên, nhưng kết quả lại dễ thành công hơn, Vì với giống hồng nào ta cũng có thể chiết cành được.



nhân giống cây hoa hồng


Trước hết, ta chọn một cành ưng ý trên thân cây hồng mẹ, dùng dao bén cắt một khoang vỏ có chiều dài từ 2 đến 3 phân. Sau đó, lột bỏ khoanh vỏ cây đó ra rồi dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai bỏ lại thành bầu, bên ngoài dùng miềng giẻ hay bao ny lông bó chặt lại sao cho bầu đất không lỏng lẻo là được. Hàng ngày, ta nên tưới nước để giữ ẩm cho bầu đất. Khoảng vài ba tuần, chung quanh bầu đất sẽ có nhiều rễ non bắn ra. Chờ khi rễ có màu trắng ngà thì dùng dao bén cắt tiện cành này ra khỏi cây hồng mẹ để đem trồng nơi khác.

Nên tiến hành việc chiết cành khi cây hồng mẹ đang sung sức và nên chiết một cành mà thôi, để tránh cây mẹ khỏi mất sức.



nhân giống cây hoa hồng


Ghép cành: là tách một chồi non từ thân cây hồng mẹ có những đặc tính tốt như hoa to, hoặc giống quý hiếm gọi là mắt ghép. Xong, chọn một cây hồng khác khỏe mạnh, nhưng thuộc giống tầm thường (ra hoa nhỏ chẳng hạn) để làm gốc ghép. Sau này nhờ vào sức sống khỏe của gốc ghép để nuôi mắt ghép và tạo thành cây hồng mang được đặc tính tốt như cây hồng mẹ có mắt ghép vậy.

Ghép cành có nhiều cách, như cách ghép hình chữ T, hình chữ U…



nhân giống cây hoa hồng


Cách ghép là dùng dao nhỏ có mũi nhọn rạch trên lớp bờ của gốc ghép (cách cổ rễ độ 10 phân) hình chữ T (nếu muốn ghép hình chữ T), sau đó dùng mũi dao khóe léo tách con hai mí vỏ theo chiều dọc hình chữ T (tối đa dài 2 phân). Sau đó, dùng dao bén tách ra một chồi non từ thân cây hồng mẹ (chỉ lấy phần vỏ), đem gắn chặt vào chổ hở của 2 mí vỏ của gốc ghép, sao cho các mí vỏ liền khít với nhau, để nhựa nguyên của gốc ghép nuôi sống được mầm ghép. Việc sau cùng là dùng dây ny long cột chặt bên ngoài (chừa mầm mắt ghép để nó phát triển), mục đích là vừa giữ chặt mắt ghép vào gốc ghép, lại vừa tránh nước tưới xâm nhập vào.

Độ vài tuần, khi thấy mắt ghép sống tốt, ta mới tháo dây buộc ra và cắt bỏ hết những cành nhánh của gốc ghép để nó dồn sức nuôi chôi ghép trở thành thân một cây hồng mới có giá trị hơn.


nhân giống cây hoa hồng

Nước Tưới Cho Cây Hoa Hồng

Trồng hoa hồng phải lo cho được nguồn nước tưới, nếu trồng đại trà. Cây hồng rất cần nước tưới, nhưng cũng tùy theo từng trường hợp để việc tưới nước có hiệu quả hơn. Mùa nắng mỗi ngày nên tưới 2 lần: sáng sớm trước 9 giờ và buổi chiều trước 5 giờ. Nếu gặp ngày nắng gắt nên tưới thêm buổi trưa và cữ tưới này phải tưới thật đẫm, nếu không đất sẽ nóng lên làm cây chết. Ban đêm không nên tưới nước, vì nước đọng trên lá sẽ là cơ hội tốt cho các loài nấm mốc xâm nhập.


tưới nước cho cây hoa hồng


Vào mùa mưa, chỉ những ngày nắng gắt ta mới tưới nước cho cây hồng mà thôi.

Do cây hồng không thích nghi với môi trường đất đai trương nước, nên vào mừa mưa, vườn hồng phải có mương rãnh thoát nước hữu hiệu, vì nếu để nước ngập gốc chỉ trong một buổi là cây hoa hồng đã bị thối rễ rồi chết.



tưới nước cho cây hoa hồng


Với hồng trồng chậu, hàng ngày ta nên quan sát lỗ thoát nước ở đáy chậu có thông hay không, nêu có sự bế tắc là phải khai thông ngay.


tưới nước cho cây hoa hồng


Bón Phân Cho Cây Hoa Hồng

Đất trồng hồng phải vừa xốp vừa đủ chất bổ dưỡng thì cây mới sinh trưởng tốt, mới sai hoa, hoa lớn và màu sắc tươi tắn được.



bón phân cho cây hoa hồng


Từ lâu ông bà mình trồng hồng bằng phân hữu cơ, gồm có phân chuồng và phân bổi, tức phân rác. Với phân chuồng thì ngày trước chỉ dùng có phân ngựa. Sau này do trồng với số lượng nhiều, nên ngoài phân ngựa, còn trộn thêm phân trâu bò heo gà… và cả phân tro trấu nữa. cây hoa hồng tỏ ra thích hợp với loại phân hữu cơ này. Đó cũng là điều dễ hiểu, vì bản thân cây hồng thích nghi với loại đất tơi xốp, mà hữu cơ lại làm xốp đất.


bón phân cho cây hoa hồng


Ngoài việc dùng phân hữu cơ bón lót ra, khi cần bón thúc thì dùng phân cá hay phân bánh dầu pha với nước để tưới vào gốc.


bón phân cho cây hoa hồng


Ngày nay, việc bón thúc cho hồng, các nhà vườn dùng phân hóa học, tức phân vô cơ, như phân NPK hoặc DAP. Với phân hóa học bón thúc, hoa hồng sẽ phát triển nhanh, ra  hoa lớn và màu sắc đạt yêu cầu hơn.


bón phân cho cây hoa hồng

Đất Trồng Cây Hoa Hồng

Cây hoa hồng không quá kén đất trồng. Cấu tượng đất ra sao cây hoa hồng vẫn sống được, dù đó là đất đồi, đất sét pha, cát pha, đất mới được khai phá… Điều đòi  hỏi là đất phải giàu chất dinh dưỡng và thật tơi xốp mới tốt.



đất trồng cây hoa hồng



Đất trồng hồng  không được nhiễm phèn, nhiễm mặn. Vùng nào nước càng tốt trồng hồng càng thành công. Những vùng đất thấp trũng, hoặc nơi có tầng đất mặt mỏng muốn trồng hồng chỉ còn cách lên líp cho cao.




đất trồng cây hoa hồng


Ngày nay, người ta trồng hồng bằng chất liệu tự chế gọi là giá thể gồm có trấu, tro trấu, mạt cưa, rơm rạ vụn nát, gạch loại xấu có độ xốp được đập vụn ra…. Những chất liệu trên vừa nhẹ, vừa xốp giúp cho bộ rễ của hoa hồng có nơi bám víu vào để phát triển dễ dàng. Giá thể này được dùng với lượng nhỏ rồi đem trộn chung với đất và phân hữu cơ để tạo chất dinh dưỡng nuôi cây.




đất trồng cây hoa hồng


Hoa hồng chịu nắng, cho nên vùng đất trồng hồng phải thoáng đãng, không bị che rợp để được đón nhận ánh sáng nhiều giờ mới tốt.





đất trồng cây hoa hồng


Thêm một chi tiết nữa không kém phần quan trọng là đất trồng hoa hồng phải có độ ẩm 60 đến 71% vì vậy trong mùa nắng, ta cần phải tưới vài ba lần mới đủ sức giữ ẩm cho cây.



đất trồng cây hoa hồng


Cách Trồng Cây Hoa Hồng

Cây hoa hồng so với mai và một số giống hoa khác, thì hồng khó trồng hơn. Đó là điều ai cũng công nhận. Nhiều người còn cho rằng giống hoa này “trái tính trái nết”nên trồng dễ chết, hoặc có sống được thì nhiều cây cũng ương yếu, hoa không to lại dễ bị sâu bệnh tấn công…



cách trồng cây hoa hồng


Thật ra hoa hồng cũng dễ trồng, nếu ta nắm vững được phần kỹ thuật, trong đó môi trường sống phải thích hợp thì cây mới phát triển mạnh được. Bằng chứng, cho thấy có những giống hồng quý được nhập từ nước ngoài về, theo catalogue hoa vừa to vừa sặc sỡ, nhưng trồng tại nước ta thì lại biến tướng trông thật thảm hại. Tất nhiên trừ những giống hợp với khí hậu nước ta thì lại khác.



cách trồng cây hoa hồng


Như vậy, khí hậu cũng đóng  một vai trò rất quan trọng trong đời sống của cây hồng.

Đa số giống hồng rất chịu nắng. Ánh nắng trong ngày chiếu càng nhiều giờ càng tốt. Do đó, trồng hồng nên trồng nơi thoáng đãng. Trong mùa nắng Hồng ít bị sâu bệnh tấn công, cây rất sung sức, hoa ra nhiều và sắc hoa tươi tắn. Có điều mùa nắng phải tưới đầy đủ, nên tưới nhiều lần, nếu không cây sẽ bị xuống sức, dẫn đến chết héo.



cách trồng cây hoa hồng


Hoa hồng cũng chịu mưa, nhưng lượng mưa trung bình từ 1500mm đến 2000mm mới thích hợp. Mưa nhiều và mưa kéo dài, thì hồng càng bị nhiều nấm và sâu bệnh tấn công. Hoa hồng lại không chịu úng ngập, do đó trồng hồng phải khai thông mương rảnh giúp việc thoát nước hữu hiệu.



cách trồng cây hoa hồng


Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng tốt của cây hồng là từ 18 đến 25oC. Trồng vào vùng có độ ẩm không khí cao, có mùa đông khá lạnh mới tốt. Vì như chúng ta đã biết, gốc tích của hoa hồng ở vùng cận đông, vùng có khí hậu nóng, nhưng lại có mùa đông băng tuyết lạnh lẽo.


Cây hồng cũng yếu ớt, chỉ đứng vững được trước gió nhẹ (3m/giây) vì vậy vào nhưng thắng mưa to gió lớn, cần phải có nhiều que chống đỡ mới được.


cách trồng cây hoa hồng