Hoa hồng
có nhiều bệnh hãi do nấm, vi khuẩn, côn trùng… tác hại xuất hiện quanh năm, từ
mùa mưa sang cả mùa nắng. Cũng như các giống hoa kiểng khác, cây hồng khi đã bị
sâu bệnh tấn công thì xuống sức rất nhanh và rất dễ chết.
Muốn
phòng ngừa sâu bệnh thì một là chọn trồng những giống có sức kháng bệnh cao,
hai là phải cải tạo đất thật kỹ trước khi trồng để tiêu diệt hết mầm mống dịch
hại. ba là xịt thuốc ngừa sâu rầy theo đúng định kỳ, như vậy mới hy vọng ngăn
ngừa được nạn sâu bệnh phá hại.
1.
Sâu đục
thân:
Sâu đục
thân là giống sâu nhỏ nhưng có ngàm nhỏ, phá hại cây hồng bằng cách đục một lỗ
nhỏ ở cành hay thân cây để từ lỗ chui vào đục khoét sâu vào lõi gỗ khiến cành hay thân bị héo và chết khô. Những cành
hay thân bị sâu đục thân tấn công, nếu phát giác kịp thì bơm xịt thuốc trừ sâu
vào đễ giết chết, may ra cứu được cành bị hại. Nếu cành nào bị chết thì nên cắt
bỏ và đem ra khỏi vùng trồng hồng đốt bỏ.
2.
Sâu xanh:
Sâu
xanh sống bám vào đọt non và nụ hoa của cây hồng để gặm nhấm đồng thời đẻ trứng
lên đó khiến đọt bị quăn queo, nụ hoa phát triển kém. Nên ngắt bỏ ngay những đọt
non hay nụ hoa bị sâu xanh tấn công để chúng khỏi lây lan sang những cành còn lại
và cả các cây chung quanh. Nếu chúng xuất hiện nhiều, thì chỉ còn cách dùng các
loại thuốc trừ sâu như Supracide 40ND hay thuốc Karate 2.5EC để phun khắp khu vực
trồng hồng nghi ngờ bị sâu này tấn công.
3.
Rầy mềm:
Rầy mềm
hay còn gọi là rầy mềm đen vì thân nó màu đen. Lúc đầu chúng chỉ xuất hiện trên
mặt lá hoa hồng với một đốm nhỏ màu vàng sậm, nhưng sau đó lại ăn lan rộng ra
khiến lá bị héo do bị hút hết nhựa. Dùng thuốc trừ rầy Kasuran để trị.
4.
Rệp
sáp:
Giống
rệp này trên mình phủ chất sáp trắng chuyên hút nhựa cây hồng mà sống. Chúng
thường đóng bám từng đoạn dài trên cuống lá, cuống hoa, hoặc thân cành để hút
nhựa khiến cây bị kiệt sức dần.
Có điều
lạ là rệp sáp lại sống cộng sinh với kiến. Lũ kiến tha rệp lên thân cây hồng để
hút nhựa cây mà sống và rệp lại tiết ra một chất sữa có vị ngọt để nuôi lại kiến.
Vì vậy phòng ngừa rệp sáp tốt nhất là tìm cách diệt kiến ở trong khu vực trồng
hồng. Trừ kiến bằng thuốc Basudin rải ngay tổ kiến hoặc quanh gốc cây hồng là
kiến sẽ không dám bén mảng đến.
5.
Bệnh
gỉ sét:
Bệnh
này thường gặp, do loại nấm Phragmidium mucronatum gây ra cho tất cả mọi giống
hồng. Khi cây hồng bị bệnh gỉ sắt trông chẳng khác nào cây sắp bị chết khô, vì
các lá bị khô cháy ở viền lá, phần còn lại thì vàng úa, thân cũng bị mất sức
nên lớn không nổi.
Với cây bị bệnh gỉ sắt
nhẹ, nên cắt bỏ những lá hoặc đoạn cành để cứu những phần thân còn lại. Với cây
bệnh nặng thì chỉ còn cách nhổ bỏ và đưa ra khỏi khu vực trồng hồng đốt đi. Hiện
nay có nhiều loại thuốc phòng ngừa bệnh gỉ sắt này, như Alvil 5SC chẳng hạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét