Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Nhân Giống Cho Cây Hoa Hồng

Đa số người trồng hoa hồng là muốn tự mình nhân giống để có cây con lai giống mà trồng. Việc làm này không khó lắm, miễn là có chút đam mê và chịu khó kiên tâm là được. Nhân giống hoa Hồng cũng có 2 cách: đó là nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính.



nhân giống cây hoa hồng


1.      Nhân giống hữu tính:

Nhân giống hữu tính là lấy hạt của cây hồng mẹ đem gieo xuống đất để có cây hồng con.

Như quý vị đã biết, hồng là loài hoa lưỡng tính., trên cũng có một hoa có sẵn nhị đực và nhị cái và chúng có thể thụ phấn với nhau. Thời gian hoa thụ phấn cho đến khi trái chín khoảng hơn hai tháng. Trong trái có nhiều hạt nhỏ, đem gieo xuống đất sẽ lên cây con, nhưng khả năng nảy mầm của hạt tỷ lệ không cao vì vỏ hạt khá dày.


nhân giống cây hoa hồng


Muốn có những cây hồng lai theo ý thích của mình,ta cũng thực hiện bằng cách nhân giống hữu tính. Trước hết, chọn một cây hồng (cha) và một cây hồng (mẹ) mang những đặc tính tốt, nhưng chắc chắn đây là hai giống khác nhau. Đợi cho hai cây hồng này cùng nở hoa một lần, rồi ta tự thực hiện bước như sau:



nhân giống cây hoa hồng


Với cây hồng (cha) khi hoa vừa chớm nở thì ta cắt hết các bao phấn của nhị đực đem chứa vào một cái lọ sạch và khô ráo. Các bao phấn này khi đến độ chín thì bung hết phấn hoa ra ngoài.  Những hạt phấn li ti này có chứa một ít nhựa dẻo nên dễ đeo bám…

Với cây hồng (mẹ) ta cũng chờ khi hoa vừa chớm nở thì khéo tay cắt bỏ hết nhị đực, chỉ lại bầu nhụy mà thôi. Sau đó, dùng bao ni lông trùm kín bầu nhụy để ngăn ngừa côn trùng mang nhị đực của hoa khác đến…



nhân giống cây hoa hồng


Chỉ khi nào nhụy hoa của hồng (mẹ) chín, tức là vòi nhụy cương to lên, bên trên cũng tiết chất nhựa đó là lúc ta cho hoa thụ phấn. Cách làm là tháo bỏ bao ny lông ra, rồi dùng cái que nhỏ vít phấn của nhi đực cho dính lên vòi nhụy của hồng (mẹ). Như vậy là việc thụ phấn nhân tạo cho hoa đã xong.

Qua vài hôm, nếu thấy bầu noãn có màu xanh và phát triển lớn hơn trước là coi như việc thụ phấn đã thành công.



nhân giống cây hoa hồng


Từ hai đến ba tháng sau thì trái chín, trong đó có chứa vài ba hạt nhỏ hoặc hơn. Hạt đem gieo xuống đất sẽ mọc lên cây hồng (con) mang những đặc tính tốt của cây cha cây mẹ.
Việc nhân giống hữu tính để tạo ra những cây hồng lai đòi hỏi ở sự khéo tay và tính đam mê của mình, chứ không đến nỗi khó lắm.



nhân giống cây hoa hồng


2.      Nhân giống vô tính:

So với cách nhân giống hữu tính thì phương pháp nhân giống vô tính của cây hồng tương đối dễ hơn. Theo phương pháp này thì ta tạo được cây hồng con bằng nhiều cách như: giâm cành, chiết cành và ghép cành. Cả 3 phương pháp này ông bà mình ngày xưa cũng đã từng áp dụng.



nhân giống cây hoa hồng


Giâm cành: giâm cành là cách dễ làm nhất. Ta chỉ việc chọn một cành mập mạp trên thân cây hồng mẹ, cắt rời ra khỏi thân cây mẹ rồi cắm xuống đất. Độ một vài tuần sau đó, chỗ cắt sẽ ra rễ và thành cây hồng con, ta có thể trồng tại chỗ hay bứng lên đem trồng vào chậu kiểng…

Có điều xin lưu ý là không phải bất cứ giống hồng nào cùng có thể cắt cành giâm xuống đất sống được cả. Mặt khác, nên giâm cành vào nơi thoáng mát, có độ ẩm không khí cao, phải che chắn kỹ nắng gió…



nhân giống cây hoa hồng


Chiết cành là tạo cây con từ một cành của cây mẹ, nhưng để cho cây mẹ nuôi dưỡng cho đến khi ra rễ đầy đủ mới cắt rời ra đem trồng chỗ khác. Cách nhân giống này tương đối khó hơn cách trên, nhưng kết quả lại dễ thành công hơn, Vì với giống hồng nào ta cũng có thể chiết cành được.



nhân giống cây hoa hồng


Trước hết, ta chọn một cành ưng ý trên thân cây hồng mẹ, dùng dao bén cắt một khoang vỏ có chiều dài từ 2 đến 3 phân. Sau đó, lột bỏ khoanh vỏ cây đó ra rồi dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai bỏ lại thành bầu, bên ngoài dùng miềng giẻ hay bao ny lông bó chặt lại sao cho bầu đất không lỏng lẻo là được. Hàng ngày, ta nên tưới nước để giữ ẩm cho bầu đất. Khoảng vài ba tuần, chung quanh bầu đất sẽ có nhiều rễ non bắn ra. Chờ khi rễ có màu trắng ngà thì dùng dao bén cắt tiện cành này ra khỏi cây hồng mẹ để đem trồng nơi khác.

Nên tiến hành việc chiết cành khi cây hồng mẹ đang sung sức và nên chiết một cành mà thôi, để tránh cây mẹ khỏi mất sức.



nhân giống cây hoa hồng


Ghép cành: là tách một chồi non từ thân cây hồng mẹ có những đặc tính tốt như hoa to, hoặc giống quý hiếm gọi là mắt ghép. Xong, chọn một cây hồng khác khỏe mạnh, nhưng thuộc giống tầm thường (ra hoa nhỏ chẳng hạn) để làm gốc ghép. Sau này nhờ vào sức sống khỏe của gốc ghép để nuôi mắt ghép và tạo thành cây hồng mang được đặc tính tốt như cây hồng mẹ có mắt ghép vậy.

Ghép cành có nhiều cách, như cách ghép hình chữ T, hình chữ U…



nhân giống cây hoa hồng


Cách ghép là dùng dao nhỏ có mũi nhọn rạch trên lớp bờ của gốc ghép (cách cổ rễ độ 10 phân) hình chữ T (nếu muốn ghép hình chữ T), sau đó dùng mũi dao khóe léo tách con hai mí vỏ theo chiều dọc hình chữ T (tối đa dài 2 phân). Sau đó, dùng dao bén tách ra một chồi non từ thân cây hồng mẹ (chỉ lấy phần vỏ), đem gắn chặt vào chổ hở của 2 mí vỏ của gốc ghép, sao cho các mí vỏ liền khít với nhau, để nhựa nguyên của gốc ghép nuôi sống được mầm ghép. Việc sau cùng là dùng dây ny long cột chặt bên ngoài (chừa mầm mắt ghép để nó phát triển), mục đích là vừa giữ chặt mắt ghép vào gốc ghép, lại vừa tránh nước tưới xâm nhập vào.

Độ vài tuần, khi thấy mắt ghép sống tốt, ta mới tháo dây buộc ra và cắt bỏ hết những cành nhánh của gốc ghép để nó dồn sức nuôi chôi ghép trở thành thân một cây hồng mới có giá trị hơn.


nhân giống cây hoa hồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét